Mượn liên thư viện là gì? Hợp tác, liên thông thư viện đem lại những lợi ích gì trong trường học? Cùng VIELIB tìm hiểu ngay trong bài viết này.
Mượn liên thư viện là gì?
Dịch vụ cho mượn tài liệu, sách, giữa các thư viện với mục đích đáp ứng tốt những nhu cầu sử dụng tài nguyên thông tin của độc giả được gọi là Mượn liên thư viện.
Liên thông thư viện là gì?
Theo khoản 7 Điều 3 của Luật Thư viện 2019 thì Liên thông thư viện là hoạt động liên kết, hợp tác giữa các thư viện với mục đích sử dụng hiệu quả, hợp lý các tài nguyên thông tin, tiện ích của các thư viện.
Có thể bạn quan tâm: Các loại hình thư viện ở Việt Nam
Mục đích Hợp tác mượn liên thư viện
Liên thông thư viện trong trường học ngày càng được đẩy mạnh
Hợp tác mượn liên thư viện là một trong những hoạt động nổi bật của đa số các thư viện trên thế giới, đặc biệt trong trường học vì lợi ích mà nó đem lại cho các thư viện nói riêng và người dùng thư viện nói chung. Có thể kể đến một số mục đích của việc liên thông thư viện như:
- Các thư viện có thể mượn và cho mượn sách, tài liệu lẫn nhau. Các thư viện thành viên sẽ cung cấp đường dẫn trực tiếp đến mục mượn trực tuyến của các đơn vị thư viện khác. Nhờ vậy mà các độc giả dễ dàng xác định được vị trí của tài liệu, mượn sách, tài liệu thông qua liên thư viện hoặc đến trực tiếp đơn vị sở hữu tài liệu đó để đăng ký mượn.
- Có thể xây dựng mục lục tra cứu chung cho toàn bộ hệ thống thư viện: Đây là điều kiện không thể thiếu trong việc tiến hành mượn liên thư viện.
- Tiết kiệm thời gian, công sức cho độc giả: Với hệ thống mượn liên thư viện, các độc giả không cần phải mất thời gian để dò tìm tài liệu mình đang cần ở các website thư viện khác nhau.
Cơ hội và thách thức của hợp tác mượn liên thư viện tại trường học
Cơ hội thứ nhất: Với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhu cầu sử dụng
thư viện số của trường học ngày càng nâng cao. Các đối tượng phục vụ của thư viện trong trường học chủ yếu là các cán bộ lãnh đạo, nhà quản lý, giáo viên, học sinh. Những đối tượng này ngày càng nhận thức được việc sử dụng cơ sở dữ liệu điện tử là thiết yếu để phục vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu. Chính vì vậy, hoạt động hợp tác giữa các thư viện được đẩy mạnh để nâng cao chất lượng phục vụ cho người dùng tin.
Những cơ hội của Hợp tác thư viện tại Việt Nam
Cơ hội thứ hai: Kinh tế những năm gần đây có sự biến động xấu bởi ảnh hưởng của dịch covid, vì vậy có sự ảnh hưởng không nhỏ đến ngân sách đầu tư cho các thư viện trường học.Việc cắt giảm kinh phí khiến các thư viện phải có chiến lược nguồn tài chính duy trì, bổ sung các nguồn lực.
Song song với vấn đề đó thì hợp tác mượn liên thư viện là giải pháp cứu cánh hữu ích giúp cho thư viện trường học vượt khó về tài chính, giải quyết được bài toán kinh phí trong trường học.
Xem thêm: Tra cứu Opac là gì? Vai trò của tra cứu OPAC trong thư viện
Cơ hội thứ ba: Hoạt động thư viện trường học được nhà nước ngày càng chú trọng. Cụ thể với Chiến lược phát triển của ngành thư viện với chỉ đạo chung của nhà nước là “thống nhất, chuẩn hóa, chia sẻ và hội nhập”. Ngoài ra, Luật thư viện ban hành cùng Thông tư 16 với vấn đề chia sẻ hợp tác được nhắc đến như là chức năng, nhiệm vụ của thư viện chuyên ngành càng cho thấy sự quan tâm, đầu tư đặc biệt của nhà nước cho phát triển thư viện.
Tại Việt Nam, việc liên kết, hợp tác thư viện không phải vấn đề xa lạ, có nhiều cơ hội để phát triển tuy nhiên trên thực tế việc liên thông thư viện vẫn chưa nhận được sự quan tâm của các thư viện trong trường học. Sự hợp tác thư viện chủ yếu vẫn còn đang dựa trên các mối quan hệ có sẵn và chưa mang tính hệ thống. Đây cũng là một trong những thách thức lớn trong việc phát triển dịch vụ liên thư viện nước ta.