Thủ thư là gì? Vai trò của thủ thư trong công cuộc số hóa thư viện hiện nay như thế nào? Cùng VIELIB tìm hiểu chi tiết vai trò cũng như kỹ năng công việc của thủ thư ngay trong bài viết dưới đây!
Thủ thư là gì?
Thủ thư hay nhà quản lý thư viện được hiểu đơn giản là người làm công tác thư viện, là người thu thập, xử lý, lưu trữ các tài liệu. Ngoài ra, thủ thư còn có tên gọi khách với thuật ngữ rộng hơn là người quản lý tài liệu.
Vai trò của thủ thư trong môi trường thư viện số
Trước kia, khi nhắc đến người làm công tác thư viện, ta thường liên tưởng đến những người làm việc già dặn, khó tính với công việc sắp xếp những quyển sách cũ, làm việc trong những kho sách cố định. Nhưng hiện nay, với sự bùng nổ của mạng máy tính, kéo theo sự phát triển của thư viện điện tử, thư viện số, sự chuyển mình mạnh mẽ đó đã làm thay đổi về môi trường làm việc cũng như vai trò của cán bộ thủ thư, cán bộ thư viện.
Ở thư viện truyền thống, các cán bộ thủ thư được biết đến là những người trông coi, bảo quản, giữ gìn sách, nhiệm vụ chính là theo dõi các đầu sách cho các độc giả đọc, mượn thì trong thời đại thư viện số, nhiệm vụ của họ không chỉ dừng lại ở các công việc giấy tờ.
Một số vai trò có nhiều sự khác biệt nhất của nhà quản lý thư viện truyền thống và thư viện điện tử phải kể đến như:
- Thu thập/bổ sung các tài liệu số
- Thiết kế cấu trúc, mô hình cho thư viện điện tử
- Biên mục tài liệu, mô tả nội dung của tài liệu số
- Xây dựng, hỗ trợ kế hoạch của các dịch vụ số có thể kể đến như định hướng thông tin, tư vấn dịch vụ cho hiệu trưởng, nhà quản lý trường học.
- Xây dựng các tiêu chuẩn, chính sách liên quan đến thư viện số
- Có trách nhiệm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với một số thông tin trên không gian mạng.
- Hướng dẫn độc giả tra cứu tài liệu trực tuyến, gia hạn thời gian mượn trả sách, đăng ký mượn tài liệu ở bất cứ nơi nào….
Vai trò quan trọng của thủ thư trong môi trường thư viện số
Những kỹ năng cần thiết của thủ thư
- Kỹ năng giao tiếp:
Giao tiếp ứng xử là nhu cầu không thể thiếu và liên quan mật thiết đến hoạt động của con người. Kỹ năng giao tiếp được xem là hành trang cần thiết cho một người muốn thành công. Trong công tác phục vụ của một cán bộ thư viện, sự tạo ra niềm tin của bạn đọc là yếu tố then chốt. Bạn đọc sẽ có thể tìm kiếm được thông tin mình cần khi được hướng dẫn rõ ràng và cụ thể bởi cán bộ thư viện. Điều này sẽ tạo ra một tâm lý tốt cho bạn đọc khi đến với thư viện.
Tại thư viện, văn hoá ứng xử được coi là văn hoá tri thức, nơi không đặt ra các hoạt động thương mại. Điều này đòi hỏi cán bộ thủ thư phải đam mê nghề và có tâm huyết với nghề hơn bao giờ hết. Bạn đọc của thư viện thường có trình độ văn hoá cao, do đó, cán bộ thủ thư cần có khả năng giao tiếp phù hợp: lịch sự, vui vẻ, tế nhị, nhẹ nhàng và thông thái để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của độc giả.
Bên cạnh việc giới thiệu về thư viện và tài nguyên thông tin trong thư viện để thu hút bạn đọc, cán bộ thủ thư còn cần có khả năng nắm bắt nhanh nhạy và khai thác nhu cầu thông tin của bạn đọc để đáp ứng kịp thời.
Kỹ năng giao tiếp là một tập hợp các kỹ năng khác nhau được kết hợp lại như: kỹ năng quan sát, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng phản hồi và kỹ năng hiểu tâm lý của bạn đọc.
- Kỹ năng xử lý thông tin và hướng dẫn:
Kỹ năng xử lý thông tin và hướng dẫn là một trong những kỹ năng cốt lõi và vô cùng quan trọng đối với cán bộ thủ thư. Để đáp ứng nhu cầu tài liệu của bạn đọc, cán bộ thủ thư không chỉ cần biết lắng nghe và tìm hiểu, mà còn cần phải truyền tải thông tin một cách hiệu quả và cung cấp những hướng dẫn phù hợp.
Không nên giới hạn bản thân trong việc chỉ phục vụ truyền thống, mà nên đưa ra các giải pháp sáng tạo và hiệu quả hơn. Nếu tài liệu bạn đọc cần không có sẵn trong kho thư viện hiện tại, cán bộ thủ thư cần khai thác triệt để nguồn lực thông tin của các kho khác để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc một cách toàn diện.
Để giúp học sinh và giáo viên tiếp cận với nguồn tài nguyên thông tin của thư viện trường học, việc hướng dẫn tìm tài liệu trên máy tính cũng rất quan trọng. Để trở thành một người thành thạo trong kỹ năng hướng dẫn này, các cán bộ thủ thư cần phải thông thạo máy tính, nắm rõ cách tìm kiếm tài liệu trên cổng thông tin và sử dụng giao diện tìm kiếm tập trung. Đồng thời, nhà quản lý thư viện cũng cần phải hiểu rõ về cách phân bố nguồn lực thông tin trong thư viện để giúp khách hàng tìm kiếm tài liệu hiệu quả.
Những kỹ năng cốt lõi không thể thiếu của thủ thư (ảnh: nguồn internet)
- Kỹ năng giới thiệu, quảng bá tài nguyên thông tin
Cán bộ thủ thư không chỉ cần có kỹ năng giao tiếp và xử lý thông tin, mà cần nắm được kỹ năng giới thiệu và quảng bá tài nguyên sách một cách hiệu quả. Để giới thiệu cho bạn đọc, cán bộ thủ thư có thể sử dụng nhiều kênh khác nhau như trực tiếp tại thư viện, qua email, trên facebook cá nhân hay fanpage hội yêu sách... giúp giới thiệu, quảng bá đến với nhiều đối tượng, nhiều nhóm người dùng thư viện hơn.
Kết luận
Trong thời đại công nghệ đổi mới với việc vận hành thư viện điện tử, vai trò của cán bộ thư viện chặt chẽ hơn trong việc cung cấp tài nguyên và nguồn lực thông tin tốt nhất cho bạn đọc. Để làm tốt được nhiệm vụ này, nhà quản lý thư viện cần nắm vững các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về thư viện, internet, công cụ, phần mềm thư viện. Ngoài ra, thủ thư cũng cần tham gia vào quá trình tư vấn cho hiệu trưởng nhà trường trong việc mua sắm, bổ sung tài liệu, thiết bị phù hợp với nhu cầu độc giả.
Trên đây, VIELIB vừa cung cấp thông tin về thủ thư là ai, thủ thư là gì, vai trò và những kỹ năng cần thiết của nhà quản lý thư viện. Hy vọng những chia sẻ này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các thủ thư trong quá trình hoàn thiện công tác thư viện số tại các trường học.