Tổ chức hoạt động thư viện hiệu quả là rất quan trọng để hỗ trợ quá trình học tập và nâng cao kiến thức của học sinh. Dưới đây là 3 gợi ý để thư viện hoạt động hiệu quả hơn trong trường học.
Hướng dẫn Pháp lệnh thư viện tại Điều 10 Nghị định 72/2002/NĐ-CP có quy định về các hoạt động thư viện :
- Các hoạt động về việc phát triển thư viện,hoạt động liên quan đến nghiệp vụ, chuyên môn thư viện: lựa chọn, sưu tầm và xử lý tài liệu; tổ chức luân chuyển,
quản lý sắp xếp sách thư viện; các sự kiện về hội thảo khoa học liên quan đến lĩnh vực thư viện.
- Hoạt động giới thiệu, tuyên truyền hình ảnh thư viện, tài liệu thư viện cùng các dịch vụ thư viện để thu hút bạn đọc.
- Tổ chức xây dựng phong trào đọc sách, đọc báo tổ chức các hội nghị, xây dựng câu lạc bộ yêu sách, bạn đọc, đội ngũ cộng tác của thư viện.
Để thư viện hoạt động hiệu quả, các nhà quản lý không thể không nắm vững về nghiệp vụ thư viện, nghiệp vụ gắn liền và có sự ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả cũng như phát triển của thư viện trường học.
Các hoạt động của thư viện trường học
1. Các hoạt động nghiệp vụ thư viện trường học
Những hoạt động nghiệp vụ ở trong thư viện trường học bao gồm:
- Nghiệp vụ quản lý tài liệu: Bao gồm các hoạt động truy xuất, thanh lý, nhập xuất tài liệu, tìm kiếm sách, tài nguyên thông tin.
- Hoạt động mượn trả tài liệu: Bao gồm các quy trình mượn trả, các thông tin về đối tượng và tình trạng mượn trả tài nguyên.
- Hoạt động quản lý đối tượng: Nghiệp vụ này bao gồm việc quản lý độc giả, quản lý tài liệu, tác giả, phiếu mượn trả sách, sách thanh lý…
Ngoài ra, tùy vào quy mô thư viện còn có các hoạt động nghiệp vụ như:
- Bổ sung, lựa chọn xử lý, sưu tầm tài liệu
- Tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề
- Quản lý tài liệu số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử
Một số đề xuất để hoàn thiện các hoạt động nghiệp vụ thư viện
Thứ nhất: Mỗi thư viện phổ thông nên có ít nhất 2 thư mục bao gồm các nội dung liên quan đến giảng dạy, học tập trong trường học.
Thứ hai: Nhân viên thư viện sử dụng phần mềm quản lý thư viện trong quá trình quản lý các tài liệu, bạn đọc và ứng dụng các công nghệ trong thư viện hiệu quả.
Thứ ba: Hoàn thiện kho tài liệu số, học liệu điện tử phân chia theo từng khối, từng lớp, môn học để học sinh có tài liệu tham khảo, giáo viên có tư liệu sử dụng trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng trong việc học và dạy.
2. Truyền thông thư viện
Bên cạnh các hoạt động về nghiệp vụ trong thư viện thì nhà trường cũng nên thực hiện các hoạt động để tuyên truyền thư viện trường học đến với học sinh, phụ huynh gây sự hứng khởi tìm kiếm tài liệu, đọc sách cho các em.
Xem thêm: Lập kế hoạch chiến lược marketing thư viện trường học trong kỷ nguyên số
Một số sự kiện truyền thông thư viện nhà trường có thể tổ chức như:
- Sự kiện đọc sách theo nhóm: Chia thành các nhóm yêu sách khác nhau, cùng đọc cho cả lớp nghe với đa dạng các chủ đề liên quan đến bạn bè, học tập, trường học, gia đình…
- Các cuộc thi ngoại khóa như thi kể chuyện, cảm nghĩ về thư viện, song song với đó là những phần quà về các cuốn sách để tác động đến nhận thức đọc sách của học sinh.
- Tổ chức quyên góp sách báo tại thư viện, ủng hộ sách, tạp chí đến trẻ em nghèo khó.
- Thư viện góc lớp: Bố trí tủ sách trong từng lớp để thuận tiện cho học sinh tìm hiểu và đọc…
3. Đẩy mạnh thư viện điện tử
Bên cạnh việc tổ chức hoạt động truyền thông để thư viện được nhiều độc giả biết đến thì nhà trường cũng nên sớm đẩy mạnh thư viện điện tử vì một trong các tiêu chí Trường học đạt chuẩn các cấp (thành phố/quốc gia) là hệ thống thư viện được trang bị phần mềm quản lý để số hóa tại liệu nhằm phục vụ nhu cầu đọc, chia sẻ, tra cứu thông tin của độc giả mọi lúc mọi nơi.
Việc sử dụng
phần mềm thư viện số giúp tài liệu được số hóa, sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có kết nối internet. Học sinh, giáo viên, người dùng tin có thể truy cập thư viện số, kiểm tra tình trạng sách mượn, trả tại nhà tiện lợi, nhanh chóng.
Hy vọng, những gợi ý phía trên sẽ giúp ích phần nào trong việc cải thiện hoạt động trong thư viện, giúp thư viện trường học hoạt động sôi nổi hơn đồng thời đóng góp tích cực vào quá trình học tập và phát triển kiến thức của học sinh.